Finger Food là gì?

10 điều bạn chưa biết

Hiện nay, tổ chức tiệc tại văn phòng đang trở thành xu hướng. Các loại tiệc như Finger Food, Buffet, Tea Break… dần linh hoạt hơn để phù hợp với các sự kiện và không gian công ty. Riêng tiệc Finger Food, với tính tiện lợi, sang trọng, đang là một trong những loại hình tiệc được nhiều doanh nghiệp “ưu ái” lựa chọn. Vậy tiệc Finger Food là gì? Và làm thế nào để đặt món Finger Food cho công ty? Bài viết dưới đây sẽ gợi ý cho bạn nhiều thông tin thú vị!

Tiệc Finger Food là gì?

Tiệc Finger Food là tiệc gồm những phần thức ăn nhỏ, riêng lẻ, được trình bày trên muỗng hoặc xiên que, xiên tăm. Với kích thước món ăn nhỏ, vừa một lần ăn, thực khách có thể dễ dàng ăn bằng tay mà không cần sự hỗ trợ của các dụng cụ ăn uống khác như dao, nĩa.

 

Tiệc Finger Food có từ khi nào?

Tiệc Finger Food có nguồn gốc từ một món ăn của Pháp gọi là Canapé. Xuất phát từ cuối thế kỷ 18, Canapé được người Pháp dùng để chỉ những lát bánh mì mỏng được nướng hoặc chiên để làm phần đế, phía trên đặt các nguyên liệu chính như thịt nguội, pate, olive, cá... Theo thời gian, giới ẩm thực nhận thấy sự tiện lợi của các món ăn nhỏ, có thể cầm tay, vừa một lần ăn. 

Canapes

Do vậy, họ biến tấu thêm nhiều món mới có hình thức như Canapé nhưng không tuân theo nguyên tắc có đế ở dưới, đồ ăn bên trên, mà có thể là bất kỳ hình thù, món ăn nào, miễn là nhỏ gọn, có thể dùng tay để ăn. Từ đó, Canapé phổ biến, trở thành một phần của tiệc Finger Food.

Vào năm 1920, trong thời kỳ Hoa Kỳ Cấm, các quán bar đóng cửa, nhiều người Mỹ đã tụ tập dưới tầng hầm hoặc đến các “tiệm ăn bí mật” uống rượu. Để đảm bảo rằng mọi người không bị say, chủ tiệm sẽ phục vụ khách một lượng nhỏ thức ăn suốt đêm. Những món ăn nhẹ này có thể cầm tay cùng với đồ uống, giúp khách vừa uống rượu, vừa ăn đồ nhắm vừa giao lưu.

Những cách gọi khác của tiệc Finger Food

Tên gọi Finger Food
  •  Hors d'oeuvres
    Đây là một thuật ngữ trong tiếng Pháp, thường được dùng để chỉ những món khai vị (appetizers). Tuy nhiên, khác các món khai vị thông thường, Hors d'oeuvres trong tiếng Pháp có nghĩa là ngoài bữa ăn (Out of work - Outside the meal) với các món ăn có kích thước nhỏ, vừa một lần ăn. Do đó, Hors d'oeuvres cũng được xem là một hình thức của Finger Food. Hors d'oeuvres được phục vụ trước bữa ăn chính hoặc chuẩn bị như một bữa ăn nhẹ riêng biệt.
Bức tường Canapes
  • Canapé
    Như đã nói ở trên, Canapé là món ăn có kích thước nhỏ, dạng Finger Food được dùng như một món khai vị, thuận tiện cho thực khách sử dụng mà không cần sự hỗ trợ của các dụng cụ ăn khác.

    Điểm đặc thù, phân biệt Canapé với các món khai vị khác là lớp đế bên dưới món ăn, thường là bánh mì hoặc vụn bánh giòn; các món thịt, cá, thịt nguội, rau củ... sẽ đặt bên trên. Hình ảnh này khiến người ta liên tưởng đến chiếc ghế sofa và đó cũng là lý do hình thành nên tên gọi Canapé cho món ăn này (Canapé trong tiếng Pháp nghĩa là sofa).
     
    Canapé thường được trang trí tỉ mỉ và cầu kỳ với các nguyên liệu cao cấp, thường được phục vụ kèm các buổi tiệc rượu và cocktail.
Các món Canapes
  •  Amuse-Bouche
    Đây là một thuật ngữ khác trong tiếng Pháp, tạm dịch là “Một món khai vị vừa miệng” (ý chỉ kích cỡ món ăn). Amuse-Bouche vẫn được xem như một món khai vị dạng Finger Food, tuy nhiên chúng không xuất hiện trong thực đơn, thực khách không thể gọi món này mà được phục vụ miễn phí theo sự lựa chọn của đầu bếp.

    Những món Amuse-Bouche được ví như tấm vé thông hành để thực khách bắt đầu tận hưởng chuyến hành trình ẩm thực hấp dẫn phía sau. Dù kích thước nhỏ nhưng món ăn được đầu bếp tính toán kỹ lưỡng về nguyên liệu và hương vị, trình bày tinh tế, sáng tạo nhằm đánh thức thị giác và vị giác của người dùng. Do vậy, trong nhiều nhà hàng, các món Amuse-Bouche là cách gián tiếp giới thiệu phong cách đặc trưng của người đầu bếp và thu hút sự chú ý của khách hàng.

Hình thức phục vụ tiệc Finger Food

Phục vụ tại bàn

  • Khai vị: tại một số nhà hàng ăn uống cao cấp (Fine Dining) hoặc khách sạn 5 sao, tiệc Finger Food được sử dụng để phục vụ như các món khai vị.
  • Tasting menu: là phần ăn gồm nhiều món ăn nhỏ, dùng để giới thiệu món mới hay món theo mùa, được trình bày công phu, nghệ thuật. Nếu thực đơn cố định tại nhà hàng thường chú trọng cung cấp một bữa ăn no và đầy đủ dinh dưỡng, thì Tasting Menu sẽ tập trung vào trải nghiệm của thực khách khi nếm từng món ăn với các tầng hương vị khác nhau.

    Các món trong Tasting Menu được lựa chọn kỹ càng, đảm bảo hương vị của món trước sẽ bổ trợ cho hương vị của món sau. Vì vậy, để đảm bảo thực khách có thể trải nghiệm hương vị của toàn bộ thực đơn, tránh tạo cảm giác no bụng, các món trong Tasting Menu cũng được trình bày dưới hình thức Finger Food.
Tasting menu

Phục vụ tiệc

Khác với hình thức tiệc Finger Food phục vụ tại bàn, 2 hình thức sau sẽ thích hợp để phục vụ đám đông trong các buổi tiệc:

  • Buffet tự phục vụ: đây được xem là hình thức xuất hiện phổ biến nhất dành cho các món Finger Food, được biết đến với tên gọi Fork Buffet hoặc Display Buffet. Thực khách có thể lựa chọn món ăn tùy ý và thưởng thức mà không cần phải có sự chuẩn bị bàn ghế và dụng cụ ăn.
  • Pass Around: là thuật ngữ chỉ hình thức người phục sẽ bưng những khay thức ăn (đồ uống) đã được chế biến và trình bày hoàn chỉnh, chủ động đến mời các khách đang dự tiệc. Hình thức này là sự lựa chọn hoàn hảo dành cho các buổi tiệc hướng đến sự thoải mái nhưng vẫn cần đảm bảo tính trang trọng nhất định. 
Pass Around

Lưu ý với Pass Around, đơn vị tổ chức cần sắp xếp đủ nhân sự để thực hiện việc phục vụ thức ăn cũng như thu dọn các dụng cụ ăn uống đã qua sử dụng để không gian luôn sạch sẽ, thoải mái.

Tiệc Finger Food dành cho sự kiện nào?

  1. Sinh hoạt nội bộ: Gathering, Happy hour
  2. Tiệc mừng ngày đặc biệt
  3. Khai trương cửa hàng, văn phòng mới
  4. Thiết đãi lãnh đạo, đối tác

1. Sinh hoạt nội bộ: Gathering, Happy hour

Các buổi sinh hoạt, kết nối nội bộ, tạo không gian, thời gian để nhân viên thư giãn, vui chơi đang trở thành văn hoá tại nhiều công ty. Bên cạnh phần chia sẻ, giải đáp vấn đề nội bộ, chơi các trò chơi, tiệc là một phần không thể thiếu. Tiệc Finger Food là một những hình thức tiệc tại văn phòng tiện lợi, hấp dẫn, phù hợp với nhu cầu công ty bạn. 

Bởi, tiệc này có thể chuẩn bị, bày trí trong không gian nhỏ, dù là phòng họp hay một góc văn phòng. Các món ăn đảm bảo các thành phần từ rau, củ quả, tinh bột, chất đạm, món ngọt, trái cây… giúp nhân viên nạp thêm năng lượng, đủ no cho buổi ăn xế hoặc lót dạ trước khi ra về.

Đặc biệt, món ăn Finger Food nhỏ gọn, cách ăn đơn giản, phù hợp để toàn thể nhân viên vừa thưởng thức tiệc, vừa chia sẻ, trò chuyện và tham gia các nội dung trong buổi sinh hoạt.

Bàn tiệc Finger Food PITO

2. Tiệc mừng các ngày đặc biệt

Tương tự như sinh hoạt nội bộ, tiệc Finger Food hoàn toàn đáp ứng được các yêu cầu trong sự kiện mừng các dịp đặc biệt như Trung thu, 8/3, Giáng sinh, Tất niên… Tuy nhiên để thêm phần ý nghĩa và thể hiện đúng tinh thần buổi tiệc, Finger Food cần kết hợp với phần trang trí.

Không gian văn phòng thêm một số bóng bay, bàn tiệc có thêm hoa, các dụng cụ phù hợp với chủ đề hoặc các phần Gift box tặng nhân viên… sẽ là điểm cộng lớn, nâng tầm tiệc Finger Food.

Món ăn Finger Food

3. Khai trương cửa hàng, văn phòng mới

Một buổi tiệc chiêu đãi khách mời trong ngày khai trương có thể giữ chân khách lâu hơn, thay lời cảm ơn vì sự có mặt của họ trong ngày đặc biệt tại cửa hàng hoặc văn phòng mới. 

Chọn tiệc Finger Food trong sự kiện, bạn có thể tập trung các món ăn nhiều dinh dưỡng, có tinh bột và đạm, hạn chế món chiên, nướng, nhiều dầu mỡ. Bởi sự kiện khai trương thường diễn ra vào buổi sáng, món ăn Finger Food có thể là lựa chọn thay thế bữa sáng của thực khách. 

4. Thiết đãi lãnh đạo, đối tác

Thiết đãi lãnh đạo cấp cao khi có chuyến thăm văn phòng hoặc cùng tham gia hội thảo; mời đối tác một bữa ăn sau khi ký kết hợp tác dường như là “thủ tục” quen thuộc, được nhiều công ty quan tâm. Hành động này không chỉ thể hiện tinh thần hiếu khách mà còn giúp tăng gắn kết, tạo thêm thời gian ngoài công việc để mọi người cùng chia sẻ, trò chuyện.

Tiệc Finger Food trong dịp này, bạn ưu tiên sự tinh tế trong cách bày trí, sự cao cấp trong các nguyên liệu và món ăn, sao cho phù hợp với đặc điểm người dùng. Đặc biệt, nếu lãnh đạo hoặc đối tác là người nước ngoài, thực đơn Finger Food có thể lồng ghép thêm các món cuốn hoặc bánh quê, góp phần quảng bá ẩm thực Việt.

Tôm Finger Food
Finger Food đa dạng

Lợi ích khi công ty lựa chọn tiệc Finger Food

  1. Đa dạng sự lựa chọn
  2. Tiết kiệm không gian
  3. Tiết kiệm thời gian
  4. Lợi thế về mặt kinh tế

Đa dạng sự lựa chọn

Tiệc Finger Food có thể được làm từ những nguyên liệu đơn giản đến cầu kỳ tùy vào yêu cầu và sở thích của thực khách. Đặc biệt, Finger Food có khả năng biến tấu để phục vụ các món ăn đặc sắc từ nhiều nền ẩm thực khác nhau.

Với các đơn vị cung cấp dịch vụ ăn uống chuyên nghiệp, công ty của bạn có thể yêu cầu thực đơn tiệc Finger Food với đa dạng món, từ ăn nhẹ như món cuốn, phô mai kèm ô liu và thịt nguội, gà viên… đến các món ăn no như mini burger, sandwich, bánh kẹp các loại hay cầu kỳ hơn với các món canapé sang trọng. 

Menu-tiệc-Finger-Food

Tiết kiệm không gian

Việc thưởng thức các món Finger Food khá đơn giản, không bắt buộc trong việc sắp xếp chỗ ngồi cũng như chuẩn bị các dụng cụ ăn uống cầu kỳ. Việc trải nghiệm dịch vụ ăn uống dành cho Finger Food có thể thực hiện đơn giản đến mức tối đa, vì vậy phù hợp với nhiều địa điểm trong công ty hoặc các văn phòng có không gian giới hạn. 

Một góc cửa sổ, bàn nhỏ ở khu vực pantry hoặc các vị trí sẵn có trong phòng họp, văn phòng… đều có thể tận dụng để tổ chức tiệc Finger Food.

Bàn tiệc Finger Food trang trí đẹp

Tiết kiệm thời gian

Một ưu điểm khác khi lựa chọn tiệc Finger Food là quy trình ăn uống cũng được tối giản, chú trọng tinh thần thoải mái chứ không yêu cầu các bước phục vụ khác nhau cho từng món. Thực khách chủ động trong việc lấy và lựa chọn thức ăn tại bất kỳ thời điểm cũng như bất kỳ món ăn nào mà họ cảm thấy thích mà không phải chờ đợi tới lượt món mình yêu thích được phục vụ. 

Đặc biệt, nếu tổ chức tiệc Finger Food tại văn phòng, quá trình chuẩn bị, bày trí tiệc nhanh chóng, không ảnh hưởng đến quá trình làm việc cũng như gây xáo trộn thời gian trong công ty. 

Lợi thế về mặt kinh tế

Với các điểm mạnh về thời gian, không gian cũng như sự đa dạng về nguyên liệu, dụng cụ ăn uống, đơn giản về quy trình phục vụ, tiệc Finger Food là lựa chọn phù hợp với những sự kiện có ngân sách ở mức vừa phải. 

Bên cạnh đó, đơn vị tổ chức tiệc có thể hoàn thành công tác chuẩn bị cũng như dọn dẹp trước và sau tiệc nhanh chóng để hoàn trả lại khu vực tổ chức tiệc. Điều này sẽ giúp công ty tiết kiệm một khoảng nhất định trong việc thuê địa điểm tổ chức trong trường hợp cần thiết.

Những yếu tố làm nên thành công của bàn tiệc Finger Food

Món ăn đa dạng

Nhằm đảm bảo bàn tiệc Finger Food đủ hấp dẫn và kích thích khách mời, thực đơn cần có sự đa dạng và phong phú về thành phần các món ăn. Với đặc thù kích thước nhỏ, vừa ăn của các món Finger Food; thực khách sẽ mong muốn được thưởng thức nhiều loại thức ăn khác nhau thay vì liên tục tiêu thụ một món duy nhất. 

Thực tế cho thấy tùy theo số lượng thực khách, thực đơn sẽ cần cung một số lượng nhất định các sự lựa chọn khác nhau.

Định lượng Finger Food

Chú trọng vào khâu trình bày

Finger Food thường xuất hiện tại tiệc Tea break, tiệc Cocktail hoặc Canapé hoặc những bữa tiệc ưa chuộng lối phục vụ tinh giản, hướng đến không khí thoải mái, thân mật giữa các khách mời. Điểm nhấn nằm ở bàn tiệc chính, nơi trình bày các món ăn được trang trí bắt mắt và hấp dẫn. Để có thể chinh phục thực khách ngay từ ánh nhìn đầu tiên, đơn vị tổ chức cần lưu ý các yếu tố sau:

Màu sắc: một bàn tiệc tập trung vào một màu duy nhất sẽ tạo nên cảm giác nhàm chán đối với thực khách. Do đó, trong quá trình chọn món và lên thực đơn, đơn vị tổ chức cần cân nhắc sử dụng những nguyên liệu có màu sắc nổi bật như đỏ, xanh lá, cam… vừa tạo điểm nhấn cho bàn tiệc vừa kích thích vị giác người dùng. Những nguyên liệu có màu sắc nổi bật tự nhiên có thể kể đến như:

  • Đỏ: ớt, ớt chuông đỏ, cà chua, củ dền, táo đỏ, lựu, dưa hấu, dâu tây…
  • Xanh lá: các loại rau thơm như húng quế, ngò, hành lá; ớt chuông xanh, dưa leo, bông cải xanh, bơ, kiwi, táo xanh…
  • Cam/vàng cam: cà rốt, bí đỏ, cam, ớt chuông vàng, khoai lang, đu đủ, xoài…
Dùng tiệc Finger Food

Cách trình bày món ăn: tính thẩm mỹ trong việc trình bày món ăn đang là một trong những yếu tố hàng đầu được thực khách quan tâm. Một món ăn đơn giản nhưng nếu được trình bày tỉ mỉ, chỉn chu sẽ tăng giá trị trên bàn tiệc. Đặc biệt, với những món Finger Food nhỏ gọn, cách trình bày càng tinh tế càng dễ tôn lên sức hấp dẫn về thị giác, gợi cảm giác ngon mắt và ngon miệng.

Khác với xu hướng phồn thực của cư dân nông nghiệp những năm 1900s, ẩm thực trong phong cách hiện đại chú trọng sự tinh tế và nhẹ nhàng. Do đó, các món ăn nên được sắp xếp theo bố cục dọc, ngang hoặc viền theo đĩa/ khay, hạn chế việc chất chồng một cách vô tổ chức trên đĩa thức ăn. 

Bên cạnh đó, sử dụng các dụng cụ khác lạ để trình bày món ăn sẽ tạo nên những điểm nhấn đặc biệt. Những vật dụng như muỗng sứ, nĩa, các ly thủy tinh nhỏ hay thậm chí que kem để trình bày món ăn không chỉ tạo sự độc đáo, ấn tượng mà còn hỗ trợ đáng kể trong trải nghiệm dùng tiệc của khách hàng. 

Bố cục sắp xếp: một đĩa thức ăn được trình bày đẹp mắt nhưng bố cục tổng thể của bàn tiệc chính không tạo được điểm nhấn thì bữa tiệc Finger Food cũng không truyền tải được cảm hứng đến người tham dự. 

Việc sử dụng các kệ đa tầng hoặc các bục gỗ cao thấp khác nhau sẽ tạo được sự đa chiều trong bức tranh tổng thể, thuận lợi thu hút sự chú ý của thực khách. Không những thế, việc phân tầng cho bàn tiệc chính cũng hỗ trợ rất lớn trong quá trình lấy thức ăn, tránh tình trạng xô đổ, luộm thuộm, ảnh hưởng đến vệ sinh và thẩm mỹ chung.

Ngoài ra, các món ăn và dụng cụ ăn uống cũng cần được sắp xếp theo một trình tự khoa học. Mặc dù thực khách có thể tùy ý lựa chọn các món mình yêu thích và không theo một thứ tự nhất định nhưng đơn vị tổ chức cần chú ý tạo nên một luồng di chuyển hợp lý nhằm hỗ trợ khách hàng dùng tiệc một cách thoải mái nhất có thể.

Bàn tiệc Finger Food
  • Đĩa ăn luôn nằm ở vị trí đầu bàn tiệc.
  • Món lạnh trước, món nóng sau (nếu có).
  • Các món được trình bày trong ly thủy tinh hoặc ly nhựa trong suốt, có chiều cao thì cần đặt ở phía sau hoặc ở tầng thấp; tránh che khuất các món có độ cao thấp hơn. 
  • Các món dùng kèm với nước sốt thì nước sốt cần được chuẩn bị riêng biệt và trình bày ngay bên cạnh món ăn để thực khách thuận tiện trong việc chọn món.
  • Mỗi món cần được trình bày kèm bảng tên, ghi rõ tên món và thông tin nguyên liệu nếu có khả năng gây dị ứng hoặc thành phần cơ bản của món ăn. Dụng cụ lấy thức ăn như kẹp gấp, muỗng… được đặt trên đĩa sạch, không đặt trực tiếp trên bàn tiệc.
  • Các loại gia vị, nước chấm cần thiết được đặt phía cuối.
  • Dụng cụ ăn uống như muỗng nĩa, giấy ăn, tăm, ly uống nước… đặt ở vị trí cuối cùng trên bàn tiệc.
  • Các phụ kiện đi kèm: Với những bữa tiệc có yêu cầu về trang trí, những phụ kiện đính kèm như nến, đèn, bong bóng… sẽ là công cụ đắc lực tạo nên sự khác biệt cho bức tranh tổng thể. Chú ý lựa chọn những chủ đề phù hợp, cân bằng với màu sắc của món ăn cũng nhưng các dụng cụ trình bày để tránh gây nên sự rối mắt hoặc cản trở quá trình sử dụng dịch vụ của thực khách.
Cheat Sheet Finger Food

BIỂU MẪU MIỄN PHÍ

Cheat Sheet 

ớng dẫn đặt món Finger Food

Thiết kế thực đơn tiệc Finger Food

Bàn tiệc Finger Food

Tùy theo nhu cầu của chủ tiệc, thực đơn Finger Food có thể xoay quanh một loại hoặc một nhóm thực phẩm nhất định như món ngọt, món rau, các loại bánh kẹp, các món cuốn… Tuy nhiên, khi không có yêu cầu cụ thể, thực đơn Finger Food thông thường sẽ cần chú ý đảm bảo cân bằng những thành phần sau:

  • Rau, củ quả: là một trong những lựa chọn điển hình cho các món an toàn tốt cho sức khỏe. Với Finger Food rau, củ quả có thể ăn sống, làm salad, nấu chín hoặc làm vỏ để nhồi nhân bên trong.
  • Tinh bột: các món khai vị thịnh soạn, giàu tinh bột, chẳng hạn như bánh mì kẹp ngón tay, bánh pizza mini, bánh bao mini, đều phù hợp với thực đơn Finger Food. Bruschetta, bánh mì, bánh quy giòn và bánh cuốn cũng là những món chính.
  • Chất đạm: các món Finger Food từ thịt gà, thịt bò, thịt heo hoặc cá, chẳng hạn cánh gà hoặc sushi cung cấp chất đạm, giúp khách tiếp nhận đủ dinh dưỡng và no lâu hơn. Bạn cũng có thể sử dụng đạm từ trứng, pho mát hoặc đậu phụ để thực đơn thêm đa dạng. Với các nguyên liệu thuộc nhóm này, các đầu bếp khuyến khích sử dụng phương thức chế biến như nướng, chiên, xào, áp chảo… để gia tăng hương vị món ăn. 
Thịt nướng Finger Food
  •  Đồ ăn nhẹ: đây là danh mục các món Finger Food đặc biệt dễ chế biến, dễ thưởng thức, bao gồm các loại hạt, khoai tây chiên, bánh quy giòn, bỏng ngô và các loại snack khác. 
  • Món chấm hoặc phết sốt: món Finger Food từ nhóm nguyên liệu bên trên, nếu biết cách kết hợp, chế biến, bạn có thể phục vụ với sốt hoặc nước chấm đi kèm. Khi dùng tiệc, thực khách có thể chấm sốt hoặc phết lên món ăn chính tùy loại, tuỳ sở thích.
  • Món tráng miệng: thường là các món ăn nhỏ bánh quy, bánh Tea break như panna cotta, mouse… hoặc rau câu, trái cây theo mùa.
  • Menu 1

  • Menu 2

  • Menu 3

Menu tiệc Finger Food tại Công ty BEL Việt Nam

Menu Finger Food tại BEL
  • Salad tôm sốt cay
  • Sandwich cá ngừ sốt tartar
  • Thịt xông khói phô mai
  • Bò nướng sốt BBQ
  • Gà nướng Tandoori
  • Crab Mousse
  • Pana Cotta Kiwi
  • Panna Cotta Chanh Dây
  • Cam ép nguyên chất

Các menu trên được kết hợp đầy đủ từ các món từ khai vị đến tráng miệng mang đậm phong cách ẩm thực cao cấp. Từ khai vị, món chính đến tráng miệng, mỗi phần đều có nhiều sự lựa chọn khác nhau.

Nguồn đạm phong phú với các loại thịt heo, bò, gà và cả hải sản. Như vậy nếu có khách mời bị ứng với các bất kỳ loại thịt nào cũng sẽ có sự lựa chọn thay thế. Các món mặn được kết hợp tinh tế với các loại rau củ hoặc trái cây khác nhau, tạo sự cân bằng trong quá trình thưởng thức.

Hương vị đa dạng từ nhẹ nhàng như bơ tỏi, mật ong đến sốt cay cũng là một điểm cộng giúp thực khách thưởng thức nhiều tầng hương vị khác nhau hoặc với những khách mời không chuộng các món nhiều gia vị vẫn có thể thưởng thức bữa tiệc.

Một lưu ý nhỏ là với các món nướng, hải sản, đơn vị tổ chức cần chú ý đến thời gian chế biến, cách trình bày cũng như duy trì chất lượng trong suốt bữa tiệc, đảm bảo không ảnh hướng đến khẩu vị của người dùng.

Sandwich Finger Food

Hạn chế khi chọn hình thức tiệc Finger Food

Chất lượng món ăn

Đối với thực đơn Finger Food, các món thường được chiên, nướng hoặc đòi hỏi sự tươi xanh nhất định như salad. Tuy nhiên, phần lớn đơn vị tổ chức tiệc Finger Food đặc biệt tổ chức tiệc tận nơi, tổ chức tiệc tại văn phòng, các món ăn sau khi được trình bày thường không có các công cụ hỗ trợ trong việc giữ nóng thức ăn.

Trong một số trường hợp, việc duy trì món ăn ở nhiệt độ phòng sẽ có ảnh hưởng nhất định đến chất lượng. Do vậy, Finger Food đòi hỏi cao về sự chuyên nghiệp của người đầu bếp và kinh nghiệm, khả năng điều phối, quản lý rủi ro của người giám sát tiệc cũng như sự thống nhất về thời gian giữa chủ tiệc, thực khách và đơn vị tổ chức tiệc.

Cảm nhận của khách hàng

Tiệc Finger Food có thể rất đơn giản nhưng cũng có thể cầu kỳ, đẳng cấp. Tuy nhiên, một đặc điểm chung là các món Finger Food đều có xu hướng tạo cảm giác “nhanh - gọn - lẹ”. Đặc biệt, với một số thực đơn, việc tiêu thụ các món như burger, bánh kẹp, đồ ăn chiên giòn hay quá nhiều các món ngọt sẽ tạo cảm giác ngán, ngang bụng. Đây cũng là  cảm giác thường thấy của khách hàng khi nhắc đến ngành công nghiệp thức ăn nhanh (Fast food).

Thưởng thức tiệc Finger Food

Bên cạnh đó, hình thức tiệc đứng hoặc tự phục vụ cũng là một yếu tố cần cân nhắc khi phục vụ các khách mời lớn tuổi hoặc khách tham dự có lịch trình hoạt động dày đặc và có nhu cầu nghỉ ngơi. Trường hợp này, Pass Around như đã nêu là một giải pháp hợp lý.

Không kiểm soát được lượng thức ăn

Với kích cỡ nhỏ gọn của món Finger Food, khách mời có xu hướng cảm thấy “không đủ no”. Cảm giác này là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng thực khách lấy thức ăn vượt quá dự tính ban đầu của đơn vị tổ chức, gây ra tình trạng thiếu hụt ở một số khách tham dự và lãng phí thức ăn vào cuối buổi tiệc. 

Một bảng Infographic, hướng dẫn dùng tiệc Finger Food sẽ giúp thực khách kiểm soát tốt vấn đề này và tăng thêm sự tinh tế, thể hiện sự quan tâm của tiệc, đơn vị tổ chức đến trải nghiệm thực khách.

Lưu ý khi đặt Finger Food

Lưu ý khi chọn tiệc Finger Food cho công ty

Việc lựa chọn tiệc Finger Food cho sự kiện của công ty, đặc biệt là sự kiện tổ chức tại văn phòng, bạn cần chú ý những yếu tố sau để buổi tiệc diễn ra thuận lợi, mang đến trải nghiệm tốt nhất cho khách mời:

1. Địa điểm tổ chức và quy mô tiệc

Một ưu điểm của tiệc Finger Food đó là không cần một không gian tiệc quá rộng. Tuy nhiên, địa điểm tổ chức cũng cần đảm bảo một diện tích đủ lớn để khách mời có thể thoải mái di chuyển và thưởng thức bữa tiệc. 

Với một bữa tiệc có quy mô lớn, số lượng bàn tiệc chính cần được chuẩn bị nhiều hơn nhằm hạn chế tình trạng ùn tắc trong quá trình trải nghiệm và thưởng thức. 

Bên cạnh đó, vị trí và sơ đồ các lối di chuyển tại địa điểm tổ chức sẽ quyết định phương hướng cũng như cách trình bày món ăn của bàn tiệc chính, sao cho khoa học và tiện lợi.

2. Thời gian tổ chức tiệc

Việc các món ăn để lâu ở nhiệt độ phòng không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng món ăn mà còn tạo điều kiện cho các vi sinh vật có hại phát triển dẫn đến ngộ độc thực phẩm. Do đó, đơn vị tổ chức cần xác định rõ thời gian bắt đầu tiệc để lên kế hoạch chế biến và trình bày phù hợp. 

Ngoài ra, thời lượng tiệc càng lâu, định lượng thức ăn cần chuẩn bị cũng càng nhiều. Đây là lí do vì sao đơn vị tổ chức phải nắm rõ không chỉ thời gian bắt đầu mà cả thời gian kết thúc để định lượng thức ăn chuẩn xác nhất.

3. Khách mời tham dự

Đặc trưng của các thành viên tham dự có thể quyết định đến việc lựa chọn món ăn. Với sự đa dạng và phong phú của các món Finger Food, đơn vị tổ chức có thể dựa vào các khách mời để đưa ra các sự gợi ý khác nhau. Ví dụ:

  • Với các khách mời lớn tuổi: hạn chế các loại đồ cứng, dai; nhiều dầu mỡ; khuyến khích sử dụng hình thức Pass Around và chuẩn bị thêm nhiều chỗ ngồi, ưu tiên không gian rộng rãi, thoải mái. 
  • Với khách hoặc nhân viên tại văn phòng: hạn chế các món ăn quá nặng mùi.

Ngoài ra, một yếu tố cần được đảm bảo đó là nắm chính xác danh sách các thành phần gây dị ứng hoặc kiêng dùng do tôn giáo hay do các lý do bệnh lý khác. Thông tin này cần được làm rõ trong suốt quá trình chuẩn bị và phục vụ nhằm đưa ra sự hỗ trợ kịp thời; tránh xảy ra những sự cố không mong muốn.

Đặt tiệc Finger Food trực tuyến: nhanh chóng, tiện lợi

Bàn tiệc Finger Food

Sau nhiều năm du nhập, tiệc Finger Food đã không còn xa lạ với thị trường Việt Nam. Các đơn vị catering chuyên tổ chức tiệc Finger Food ngày càng nhiều, đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng. Song mỗi đơn vị có một đặc điểm tổ chức, một số lượng thực đơn nhất định, thiếu sự linh hoạt và thích ứng với những không gian khác nhau, đặc biệt là văn phòng công ty.

Hoà cùng xu hướng đặt thức ăn trực tuyến đang bùng nổ trên các ứng dụng giao hàng và nền tảng thương mại điện tử, bạn có thể lựa chọn đặt tiệc Finger Food trực tuyến tại Nền tảng PITO. Tại đây, bạn có thể:

  • Tham khảo thực đơn Finger Food từ 300+ nhà hàng
  • Chủ động lựa chọn các món Finger Food theo đúng nhu cầu
  • Kiểm soát tốt chi phí vì đơn giá và thành tiền được cập nhật đầy đủ ở phần báo giá
  • Tiết kiệm thời gian trao đổi và tư vấn cùng nhân viên dịch vụ
  • Xuất hoá đơn VAT nhanh chóng, tiện lợi
  • Dễ dàng theo quá trình thực hiện đơn tiệc

>